-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
7 bộ phận quan trọng trên xe ô tô
Đăng bởi Phụ kiện Xe hơi SkyAuto vào lúc 21/07/2020
Từng bộ phận trên xe ô tô đều đảm nhiệm những chức năng riêng và rất quan trọng đối với quá trình vận hành của xe. Nhưng cũng có những bộ phận quan trọng hơn và cần phải được chăm sóc thường xuyên với chế độ đặc biệt nếu muốn lái xe an toàn. Hãy nắm rõ ngay 7 bộ phận quan trọng trên xe ô tô dưới đây để chăm sóc xế yêu đúng cách.
1. Đĩa phanh, má phanh
Đĩa phanh hay má phanh là bộ phận ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình vận hành của xe ô tô. Thậm chí là ảnh hưởng đến an toàn của những phương tiện giao thông khác. Khi xe di chuyển qua những nơi đông dân cư, xe cộ đông đúc đĩa phanh, má phanh sẽ bị ăn mòn nhiều hơn. Ở một số dòng xe cao cấp, sang trọng thường được trang bị hệ thống cảm biến bào mòn tự động. Khi đĩa phanh bị bào mòn, hệ thống sẽ phát ra thông báo và chủ xe sẽ thay mới chúng để đảm bảo an toàn.
Còn ở những dòng xe hơi tầm trung thì hệ thống cảnh báo trên xe còn khá đơn giản và không được trang bị cảm biến bào mòn. Nên người tài xế buộc phải thưởng xuyên kiểm tra bộ phận này để kịp thời thay thế chúng khi cần thiết. Theo lời khuyên từ phía nhà sản xuất thì sau khoảng 3 – 5 năm sử dụng hoặc xe chạy với quãng đường 50.000 – 120.000 km, người lái kiểm tra toàn bộ hệ thống phanh xe. Để đảm bảo an toàn và hiệu quả hơn khi lái xe.
2. Lọc gió động cơ
Lọc gió động cơ xe ô tô có tác dụng lọc sạch không khí, ngăn ngừa bụi bẩn cho động cơ xe ô tô. Do đó, muốn động cơ xe hoạt động ổn định, linh hoạt, thì người lái xe cần phải thường xuyên vệ sinh, làm sạch bộ phận này.
Với điều kiện môi trường, chất lượng không khí như ở nước ta hiện nay thì lời khuyên dành cho các tài xế là vệ sinh lọc gió động cơ định kỳ sau khoảng 5.000 km. Nên thay mới chúng khi xe chạy được quãng đường 20.000 km. Trong trường hợp xe thường xuyên chạy trọng môi trường chứa nhiều khói bụi thì cần rút ngắn thời gian vệ sịnh và thay thế bộ lọc gió.
Lưu ý khi vệ sinh lọc gió chỉ nên gõ nhẹ, lau chùi nhẹ nhàng, chứ không được dùng lực mạnh. Vì như vậy có thể gây hư hỏng bộ phận này.
3. Lọc gió điều hòa
Lọc gió điều hòa có nhiệm vụ làm sạch không khí trước khi ngoài môi trường trước khi đưa vào trong khoang xe ô tô. Chính vì vậy, chất lượng không khí trong xe ô tô phụ thuộc rất lớn vào bộ phận này trên xe. Lọc gió điều hòa sau nhiều ngày hoạt động sẽ tích tụ rất nhiều bụi, bẩn, độc tố, tạo môi trường phát triển cho vi khuẩn có hại, cùng những mùi hôi khó chịu trên xe. Chính vì vậy, người lái xe cần phải thường xuyên kiểm tra bộ phận này để đảm bảo sức khỏe mỗi khi bước lên xe ô tô. Theo lời khuyên từ phía nhà sản xuất thì nên vệ sinh lọc gió điều hòa sau khoảng 5.000 km. Sau một thời gian sử dụng, khoảng 20.000 km thì nên thay thế chúng là tốt nhất. Lưu ý, có thể thay sớm hơn nếu thường xuyên chạy xe trong môi trường nhiều khói bụi.
4. Lốp xe ô tô
Dường như người tài xế nào cũng hiểu rõ rằng, lốp xe rất quan trọng đối với xe ô to. Lốp xe ảnh hưởng trực tiếp đến sự an toàn và chuyển động của xe. Chính vì vậy, bộ phận này luôn đòi hỏi được chăm sóc hiệu quả nhất. Theo như nghiên cứu thì nếu xe với quãng đường 19.000 – 24. 000 km/năm, thì hoa lốp sẽ bị mòn trước khi lớp cao su bị thoái hóa. Còn với xe chạy ít, thường chỉ chạy vào cuối tuần với khoảng 10.000 km/năm, thì lốp sẽ bị lão hóa trước khi bị ăn mòn. Do đó, không nên sử dụng lốp sau 5 năm, vì lúc này lốp đã dần bị lão hóa và có thể phát nổ bất kỳ lúc nào.
Trong quá trình sử dụng, người lái cũng cần phải duy trì áp suất lốp đạt chuẩn để nâng cao tuổi thọ cho lốp, tránh hiện tượng lốp ăn mòn không đồng đều. Đặc biệt là hạn chế xảy ra nổ lốp hoặc các sự cố khác liên quan đến lốp. Để hiệu quả nhất, thì các tài xế có thể trang bị cảm biến áp suất lốp cho xe hơi, hỗ trợ giám sát lốp xe 24/7 và cảnh báo khi có sự cố với lốp. Từ đó, lốp được bảo vệ an toàn hơn, đồng thời tiết kiệm nhiên liệu hoạt động.
5. Đèn pha ô tô
Đèn ô tô là bộ phận có vai trò cải thiện tầm nhìn, ánh sáng cho người lái khi chạy xe vào ban đêm. Cường độ sáng của đèn sẽ ảnh hưởng đến tầm nhìn xa hay gần của người tài xế. Vì vậy, hãy lựa chọn loại bóng đèn có cường độ sáng sao cho phù hợp, để lái xe vào đêm dễ dàng, an toàn hơn. Lưu ý, hạn chế những loại có bóng đèn có cường độ sáng quá lớn, vì có thể làm cản trở tầm nhìn của những xe đi đối diện. Điều này vô cùng nguy hiểm, thậm chí có thể dẫn đến những tai nạn không đáng có.
6. Ắc-quy ô tô
Hệ thống ắc-quy ô tô vẫn luôn hoạt động ngay cả khi xe không chạy. Vì vậy, nên thay mới bộ phận này sau 4 - 5 năm sử dụng. Vì khi đó, bình ắc-quy hoạt động không còn ổn định, không đủ khả năng cung cấp năng lượng cho các thiết bị điện. Nguy hiểm hơn là khiến cho xe hơi bị chết máy giữa đường.
Ngoài ra, người lái cũng nên trang bị bộ kích nổ ô tô hoặc dây câu sạc bình ắc-quy để xử lý ắc-quy khi bị hết giữa đường.
7. Cần gạt mưa
Một trong những bộ phận quan trọng trên xe đó là cần gạt mưa. Không chỉ được sử dụng trong những ngày mưa mà thiết bị này còn được để làm sạch kính lái vào những ngày lái. Làm tăng tầm nhìn cho người lái xe. Sau một thời gian sử dụng, lớp cao su sẽ dần bị ăn mòn, lão hóa. Nếu không cẩn thận có thể làm xước kính lái, vừa làm mất thẩm mỹ, vừa ảnh hưởng đến tầm nhìn. Chính vì vậy, sau khoảng thời gian từ 6 – 12 tháng thì nên thay thế cần gạt mưa là tốt nhất.
Để đảm bảo an toàn trong mỗi chuyến đi, các tài xế ái xe hãy nắm rõ 7 bộ phận quan trọng trên xe ô tô kể trên. Ngoài ra, cũng cần kiểm tra, bảo dưỡng xe định kỳ để kịp thời phát hiện và xử lý lỗi trên xe ô tô.