-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
ABS là gì? Hệ thống ABS hoạt động như thế nào?
Đăng bởi Phụ kiện Xe hơi SkyAuto vào lúc 09/08/2021
ABS là gì? Hệ thống ABS hoạt động như thế nào?
ABS là một tính năng an toàn trên xe ô tô, nhằm giảm bớt áp lực cho người lái xe. Vậy ABS là gì? Hệ thống ABS hoạt động như thế nào? Hãy cùng chúng tôi khám phá chi tiết ngay trong bài viết sau đây.
ABS là gì?
ABS là từ viết tắt của cụm từ Anti-lock Brake System, là hệ thống an toàn có tác dụng chống bó cứng phanh. Hệ thống được các chuyên gia nghiên cứu, trang bị kỹ càng, đảm bảo tính hoàn thiện và chặt chẽ, nhằm mang đến sự an toàn cho người sử dụng.
Hệ thống ABS hoạt động như thế nào?
Hệ thống chống bó cứng phanh ABS được nghiên cứu và chế tạo bởi nhà sản xuất thiết bị phụ trợ Bosch. Đây chính là tính năng an toàn gây sốt vừa ra mắt vào năm 1970, bởi nó góp phần làm giảm thiểu số vụ tai nạn giao thông. Chính vì vậy, ngay sau đó, rất nhiều hãng xe đã trang bị tính năng này trên các dòng xe của mình.
ABS sử dụng cơ cấu phanh điện tử, có tác dụng ngăn ngừa việc hãm cứng bánh xe ô tô trong những tình huống khẩn cấp. Tránh tình trạng trượt văng và duy trì khả năng kiểm soát hướng lái.
Khi người lái đạp phanh dứt khoát, hệ thống chống bó cứng phanh ABS sẽ được kích hoạt, có tác dụng giúp cho bánh xe không bị bó cứng, duy trì khả năng điều khiển xe tránh các chướng ngại vật và đảm bảo tính ổn định của xe. Nếu không có ABS, khi phanh xe đột ngột, bánh sẽ bị bó cứng lại không thể tiếp tục điều khiển được nữa, dẫn đến những tai nạn đáng tiếc.
Vì sao xe ô tô cần trang bị hệ thống ABS?
Trong bối cảnh hiện nay, người sử dụng xe ô tô ngày càng nhiều, chưa kể hạ tầng giao thông ngày càng phức tạp. Nhu cầu sử dụng xe 4 bánh tăng cao, mật độ ô tô lưu thông cũng tăng lên, làm tăng nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông. Chính vì vậy, cần phải nhanh chóng có phương pháp giải quyết vấn đề cần thiết này. Đó là lý do vì sao hệ thống chống bó cứng phanh ABS ngày càng được chú trọng và phát triển.
ABS là một trong những hệ thống hữu dụng nhất trên những chiếc xe đời mới hiện nay. Hệ thống giúp cho người lái xe duy trì khả năng kiểm soát xe ngay cả trong những tình huống phanh gấp. Đến nay, ABS ngày càng được cải tiến, nâng cấp tiêu chuẩn về thiết kế, chế tạo và sử dụng.
Hệ thống ABS được lắp đặt như thế nào?
Cấu tạo của hệ thống chống bó cứng phanh ABS bao gồm 3 bộ phận chính là:
- Các tín hiệu đầu vào: bao gồm cảm biến tốc độ bánh xe, công tắc chân bánh
- Bộ vi xử lý: gồm hộp điều khiển ECM, vừa là máy phát điện
- Các bộ chấp hành: gồm các van điện từ điều khiển dòng đầu phanh vào/ra xy lanh bánh xe
Chi tiết các bộ phận như sau:
Các tín hiệu đầu vào
Thực hiện nhiệm vụ chuyển giao thông tin về trạng thái làm việc dưới dạng các tín hiệu điện như: on-off, dạng xung,... Trong đó, cảm biến tốc độ bánh xe được cho là bộ phận quan trọng nhất. Chúng có tác dụng giúp hộp điều khiển nắm bắt được tình trạng hoạt động của xe hiện đang ở tốc độ bao nhiêu và có bị bó cứng hay không. Thông qua tín hiệu, người lái xe sẽ biết được tình trạng hoạt động của bàn đạp và khi phanh xe đèn phát sáng phía sau để phương tiện khác nhận biết.
Hộp điều khiển điện tử ECM
ECM chính là bộ vi xử lý, có tác dụng tiếp nhận thông tin được truyền đến từ cảm biến tốc độ bánh xe trong khối “các tín hiệu đầu vào”. Tiếp theo đó, bộ phận này sẽ phân tích và cho biết bánh xe đang chuyển động với vận tốc như thế nào, có bị bó cứng hay không. Nếu có, ECM sẽ truyền lệnh để xử lý kịp thời.
Cụ thể như sau, khi xe đang di chuyển mà phanh xe đột ngột thì bánh xe sẽ bị bó cứng lại. Khi đó, cảm biến tốc độ bánh xe sẽ truyền tín hiệu đến bộ vi xử lý. ECM sẽ phân tích và kết luận bánh xe bị bó cứng, sau đó sẽ kích hoạt mở van điện từ xả áp suất dầu phanh của xy lanh bánh xe về hệ thống bơm, giúp bánh xe quay bình thường trở lại.
Các bộ chấp hành
Có vai trò thực hiện các nhiệm vụ theo chức năng, dựa trên tín hiệu ECM. Các bộ phận gồm có: van điện từ, mô tơ bơm dầu phanh, tín hiệu dùng để chẩn đoán lỗi hệ thống và cuối cùng là đèn cảnh báo lỗi hệ thống phanh.
Mô tơ bơm dầu phanh sẽ làm nhiệm tụ tạo ra dòng dầu phanh có áp suất bơm vào hệ thống khi các van điện tử mở để hãm bánh xe lại. Còn các van điện từ có tác dụng đóng mở các cửa dầu phanh khi ABS hoạt động.
Lưu ý rằng, hệ thống ABS chỉ hoạt động khi đáp ứng đủ 3 điều kiện thỏa mãn sau:
- Tốc độ xe trên 10 km/h
- Người lái xe đang sử dụng bàn đạp phanh
- Bánh xe bị hãm cứng
Như vậy, bài viết trên đây đã giúp giải thích ABS là gì và hệ thống ABS hoạt động như thế nào. Hy vọng qua những chia sẻ trên, các tài xế sẽ biết cách sử dụng chúng sao cho hiệu quả.