-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Kinh tế số, xã hội số chìa khóa để Việt Nam phát triển
Đăng bởi Phụ kiện Xe hơi SkyAuto vào lúc 20/09/2021
Kinh tế số, xã hội số chìa khóa để Việt Nam phát triển
Phát triển kinh tế số (KTS) xã hội số (XHS) hiện đang là xu thế tất yếu của cuộc cách mạng 4.0 đang xảy ra trên toàn cầu. Công nghệ số phát triển như vũ bão đã tạo được những cách thức khai thác tiếp cận hết sức khác nhau, nhanh chóng. Qua đó buộc các quốc gia phải thích nghi với nó, nếu không sẽ bị lạc hậu trong kỷ nguyên số trong cuộc cách mạng 4.0 này. Việt Nam không ngoại lệ nếu không muốn bị tụt hậu hay bị văng ra khỏi thì chúng ta chỉ có con đường duy nhất là tiếp cận thích nghi và từng bước nắm bắt cơ hội để hội nhập sớm nhất. Đây cũng là chìa khóa để biến Việt Nam trở thành một quốc gia hùng cường trong thời gian ngắn.
Ngày 28/4/2021, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính về tình hình phát triển và đề xuất xây dựng Chiến lược quốc gia về KTS, XHS. Chỉ hơn một tuần sau, ngày 06/05/2021, Chính phủ đã đồng ý giao cho Bộ TT&TT trọng trách chủ trì xây dựng Chiến lược quốc gia về KTS, XHS đến năm 2025, định hướng đến 2030 (Chiến lược KTS, XHS), trình Thủ tướng xem xét trong Quý III/2021.
Thời gian Thủ tướng Chính phủ giao hoàn thành Chiến lược KTS, XHS ngay trong Quý III/2021 đã khẳng định sự tin tưởng, kỳ vọng của Chính phủ đối với Bộ TT&TT - cơ quan chủ trì, tổ chức, dẫn dắt triển khai Chương trình chuyển đổi số (CĐS) quốc gia theo Quyết định 479/QĐ-CP là rất lớn. Niềm tin này sẽ là động lực, sức mạnh để Bộ TT&TT hoàn thành, thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.
Khẳng định về quyết tâm, cố gắng thực hiện tốt nhiệm vụ Thủ tướng Chính phủ giao, ông Nguyễn Trọng Đường, Phó Vụ trưởng Vụ Quản lý doanh nghiệp, Bộ TT&TT, đơn vị được giao nhiệm vụ chủ trì nghiên cứu xây dựng chiến lược KTS, XHS cho biết KTS, XHS là lĩnh vực mới không chỉ với Việt Nam mà cả thế giới. Với 03 tháng hoàn thành là khoảng thời gian gấp, nhiệm vụ không dễ, đầy thách thức… "Tuy nhiên, Bộ TT&TT sẽ quyết tâm, nỗ lực hết sức để xây dựng, hoàn thiện Chiến lược KTS, XHS với chất lượng tốt nhất", ông Đường khẳng định.
Những hạn chế thách thức cận phân tích làm rõ
Theo đánh giá của Bộ TT&TT, bên cạnh những cơ hội thuận lợi thì việc phát triển KTS, XHS ở Việt Nam hiện nay cũng đang gặp, đối mặt với nhiều thách thức, tồn tại, hạn chế quan trọng là:
Hệ thống thể chế, pháp luật chưa tạo thuận lợi cho phát triển KTS, XHS. Hệ thống pháp luật chưa được hình thành đồng bộ, chậm hoàn thiện và chồng chéo, thậm chí mâu thuẫn với yêu cầu CĐS, phát triển KTS, nhất đối với mảng KTS Internet/nền tảng; thiếu các quy định về giao dịch dữ liệu, bảo vệ cơ sở dữ liệu (CSDL), dữ liệu cá nhân, thông tin riêng tư, cũng như tạo niềm tin trên không gian số; thiếu quy định về quyền cá nhân, đạo đức khi ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI); các quy định về danh tính số, định danh và xác thực điện tử cho người dân còn chậm ban hành.
Thời điểm vàng để chuyển đổi KTS, XHS
Theo báo cáo E-Conomy SEA 2020, Việt Nam là quốc gia có cấu phần kinh tế số Internet/nền tảng, đạt 14 tỷ USD và dự báo đến năm 2025 đạt mức 52 tỷ USD; KTS Việt Nam năm 2020 ước đạt khoảng 163 tỷ USD - chiếm 8,2% GDP cả nước, cấu phần kinh tế số ICT/Viễn thông đạt 126 tỷ USD - chiếm 5,5 % GDP), kinh tế ngành/lĩnh vực đạt khoảng 23 tỷ USD - chiếm 1,7% GDP (tổng hợp sơ bộ từ các báo cáo trong và ngoài nước).
Về XHS, Việt Nam được đánh giá là quốc gia phát triển nhanh, các chỉ số xã hội liên tục được cải thiện với tốc độ cao. Trong 03 năm từ 2016-2019, Việt Nam tăng 18 điểm về hạ tầng kết nối mạng, tăng gấp 02 lần mức tăng trung bình trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương… (theo đánh giá Hiệp hội Thông tin di động thế giới - GSMA).
Những kết quả, thành tựu trên là rất quan trọng ở bước đầu, tuy nhiên, Bộ TT&TT nhận định, đây chỉ là kết quả của quá trình phát triển mang tính tự phát, chưa phải là hệ thống, đảm bảo bền vững.
Cần một chiến lược bài bản cụ thể
Tại Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Nghị quyết 52-NQ-TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc CMCN 4.0 đều xác định phát triển KTS, XHS là trụ cột, trọng tâm chiến lược trong tiến trình phát triển CĐS quốc gia những năm tiếp theo và xác định mục tiêu vào năm 2025: KTS Việt Nam chiếm 20% GDP; tỷ lệ KTS trong từng ngành, lĩnh vực đạt tối thiểu 10%; Việt Nam thuộc nhóm 50 nước dẫn đầu về chỉ số CNTT (IDI) và chỉ số cạnh tranh (GCI);...
Với chỉ đạo của Đảng, Chính phủ, xu hướng phát triển của thế giới, việc triển khai KTS, XHS là quá trình không thể dừng hay đảo ngược. Để làm được điều này, trách nhiệm không còn là nhiệm vụ của riêng, đơn lẻ từng bộ, ngành, địa phương, mà là nhiệm vụ chung, cần huy động mọi nguồn lực, tập hợp, phát huy sức mạnh của toàn hệ thống, cộng đồng, xã hội.
Tags :
kết nối kinh tế số
kinh tế số
kinh tế số và xã hội số là gì
xã hội số
xã hội số là gì
đẩy mạnh kinh tế số