icon icon icon

Uống rượu như thế nào để không bị thổi phạt vào ngày Tết?

Đăng bởi Phụ kiện Xe hơi SkyAuto vào lúc 25/08/2020

Mùa của các dịp lễ, tết, cưới hỏi đang đến gần, kéo theo là bữa tiệc rượu bia thường xuyên hơn. Điều này cũng đồng nghĩa với việc những người vi phạm luật giao thông sẽ tăng cao do nồng độ cồn quá mức cho phép khi tham gia giao thông. Làm thế nào để thoải mái tham gia các cuộc vui mà không lo sợ vi phạm luật giao thông? Các bác tài hãy tham khảo ngay uống rượu như thế nào để không bị thổi phạt vào ngày tết.

uong-ruou-nhu-the-nao-de-khong-bi-phat-1

Nồng độ cồn bao nhiêu thì bị xử phạt?

Sau khi uống rượu bia, nồng độ cồn trong máu phụ thuộc khá nhiều vào các yếu tốc khác nhau như: cân nặng của người uống, thời gian uống, tốc độ uống, nồng độ cồn trong đồ uống.

Cụ thể như sau: người uống có cân nặng cao, tốc độ uống rượu bia chậm, thời gian từ khi uống đến khi lái xe khá lâu, sẽ làm cho nồng độ cồn trong đồ uống giảm xuống. Đồng thời, nồng độ cồn trong máu cũng sẽ giảm xuống và có thể sẽ không bị bắt phạt khi chẳng may bị CSGT tuýt còi.

Về nồng độ cồn trong đồ uống, giả sử chai rượu nặng 40 độ, thì cứ 100ml rượu sẽ có 40ml cồn. Khi đó, 1 người có cân nặng khoảng 60kg, nếu một 1 chén rượu thông thường là 21 gram cồn, tức là 65ml rượu 40 độ. Thì sau 30 phút, noogf độ cồn có thể đạt mức tối đa là 50mg/100l máu. Theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), 1 đơn vị uống chuẩn chứa 10 gram cồn. Tương đương với: 1 chén rượu mạnh (30ml, 40 độ), 1 ly rượu vang (100ml, 13,5 độ), 1 vại bia hơi (330ml), 2/3 lon bia (330ml). Điều này, có thể hiểu được rằng, chỉ bằng 1 chén rượu trung bình hoặc ½ lít bia, sẽ làm nồng độ cồn trong máu vượt mức quy định là 50mg/100ml máu.

uong-ruou-nhu-the-nao-de-khong-bi-phat-2

Ngoài ra, nồng độ cồn ở nam và nữ là hoàn toàn khác nhau, ở nữ thường sẽ cao hơn so với nam. Cùng uống 1 loại rượu như nhau, dung tích như nhau, nhưng nồng độ cồn trong áu của nữ sẽ cao hơn so với nam. Đó là bởi cơ thể của phụ nữ ít nước và nhiều mô hơn so với nam giới. Vì vậy, để an toàn thì phu nữ nên uống ít đồ uống có cồn hơn mức mức quy định trên.

Nồng độ cồn không vượt quá 80mg/100ml

Theo quy định của Ủy ban ATGTQG, người điều khiển phương tiện giao thống có nồng dộ cồn trong máu từ 50mg/100ml thì sẽ xử phạt. Bởi đây là mức nồng độ bắt đầu gây hại cho hệ thần kinh, gây ra các tình trạng như say, loạng choạng,… rất nguy hiểm đối với người lái xe.

Theo lời của các bác sỹ, khi nồng độ cồn trong máu đạt đến mức 50mg/100ml, người lái xe không khả năng điều khiển phương tiện chính xác, an toàn nữa, hệ thần kinh bắt đầu suy giảm, khiến cho con người có những hành vi ngoài tầm kiểm soát.

Khi nồng độ cồn trong máu đạt đến 50 – 79mg/ml máu, nguy cơ xảy ra tai nạn cao gấp 7 – 21 lần so với người bình thường. Trong trường hợp đạt đến mức 80mg/100ml máu, thì người điều khiển sẽ mất hoàn toàn khả năng kiểm soát và gây ra tai nạn giao thông nghiêm tọng trên đường.

Các mức xử phạt khi nồng độ cồn trong máu vượt mức cho phép

“Theo Nghị định 46 của Chính phủ áp dụng từ ngày 1.8, người điều khiển ô tô trên đường có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 ml máu hoặc 0,4 miligam/lít khí thở thì bị phạt từ 16 – 18 triệu đồng, tước quyền sử dụng GPLX từ 4 – 6 tháng; Người điều khiển xe mô tô mà nồng độ cồn vượt quá 0,25 đến 0,4 miligam/lít khí thở bị phạt 3 – 4 triệu đồng, tước quyền sử dụng GPLX 3 – 5 tháng.”

uong-ruou-nhu-the-nao-de-khong-bi-phat-3

Hi vọng với những chia sẻ trên các tài xế lái xe sẽ cẩn thận hơn mỗi khi uống rượu bia mà lại phải tham gia giao thông. Để an toàn hơn cả, các bác nên cố gắng hạn chế uống rượu bia khi lái xe thấp nhất có thể. Trong một số trường hợp không thể tránh thì các bác nên bắt taxi để về nhà là an toàn. Làm như vậy không chỉ đảm bảo an toàn cho mình mà còn an toàn cho cả những người khác đang tham gia giao thông.

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN: