icon icon icon

Những điều về cảm biến áp suất lốp mà ít người biết đến

Đăng bởi Phụ kiện Xe hơi SkyAuto vào lúc 09/01/2021

Thời gian gần đây cảm biến áp suất lốp thực sự bùng nổ khi phần lớn các tài xế đều lắp đặt thiết bị thông minh này cho xế yêu của mình. Là phụ kiện ô tô được quan tâm và yêu thích, nhưng không phải ai cũng biết đến quá hình thành và phát triển thiết bị này. Để biết thêm về cảm biến áp suất lốp cho xe ô tô, các tài xế hãy tìm hiểu qua bài viết sau đây.

Cảm biến áp suất lốp là gì?

Cảm biến áp suất lốp có tên gọi tiếng Anh là Tire Pressure Monitoring System, ký hiệu là TPMS. Thiết bị được gắn trực tiếp vào lốp xe, có tác dụng đo áp suất lốp của từng bánh. Thông số đo được sẽ hiển thị ngay trên bảng đồng hồ, hoặc màn hình ô tô để người lái xe theo dõi. Nhờ đó mà các tài xế chủ động hơn để đảm bảo áp suất lốp đạt chuẩn. TPMS có tác dụng nâng cao tuổi thọ lốp xe, phòng tránh những nguy hiểm do áp suất lốp không đạt chuẩn gây ra.

Lý do hình thành cảm biến áp suất lốp

Từ nhiều năm về trước, khi người ta nhận thấy có nhiều tài xế tham gia giao thông mà không nắm rõ áp suất lốp hiện tại của xe. Vì thế mà đã có rất nhiều vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng xảy ra. Đặc biệt là những vụ nổ lốp xe giữa đường đã cướp đi mạng sống của rất nhiều người. Khi đó, người ta đã nghiên cứu và phát minh ra thiết bị cảm biến áp suất lốp có nhiệm vụ theo dõi lốp xe. Đồng thời thông báo tới người lái xe khi áp suất lốp không đạt chuẩn. Được biết, thiết bị cảm biến áp suất lốp đầu tiên được lắp cho xe Porsche 959 đời 1986. Lần lượt các xe hạng sang như BMW, Mercedes, Audi đều được trang bị tính năng an toàn này.

Vào cuối những năm thập niên 90, số lượng người người gặp phải tai nạn giao thông do lốp quá lớn. Điều này khiến chính quyền Bill Clinton mong muốn tìm ra giải pháp ngăn chặn vấn đề này càng sớm càng tốt. Chính phủ Hoa Kỳ đã thông qua Đạo luật Tăng cường Thu hồi Phương tiện Vận tải, Trách nhiệm Giải trình và Tài liệu (TREAD). Và đưa tới quyết định “toàn bộ xe có trọng tải dưới 4,5 tấn được bán tại thị trường Mỹ bắt buộc phải trang bị TPMS” kể từ ngày 01/09/2007.

Chính sách này thực sự có hiệu quả và đến năm 2012, toàn bộ Châu Âu cũng ra quyết định tương tự đối với việc bắt buộc trang bị cảm biến áp suất lốp cho xe ô tô.

Tuy nhiên, ở nước ta hiện nay, hệ thống TPMS chỉ còn được giữ lại ở dòng xe hạng sang. Còn ở những dòng xe tầm trung thì dường như chúng bị loại bỏ đi nhằm mục đích giảm giá thành, phù hợp với thu nhập của người dân trong nước. Các tài xế nếu muốn an toàn hơn cho chính mình thì sẽ trang bị cảm biến áp suất lốp như một phụ kiện mới cho xe. Với công nghệ hiện đại, phát triển như hiện nay, việc lắp đặt TPMS không hề khó khăn, mà vô cùng dễ dàng, thuận tiện.

Quá trình phát triển của cảm biến áp suất lốp

Ban đầu, hệ thống cảm biến áp suất lốp được sản xuất vô cùng đơn giản, sơ sài. Thiết bị hoạt động dựa trên tốc độ cảm biến bánh xe ABS. Khi 1 lốp bất kỳ có bán kính lăn nhỏ hơn các bánh còn lại, tức là lúc này bánh đang bị non hơi. Tuy nhiên, tín hiệu cảnh báo không thể hiện rõ lốp nào đang gặp vấn đề. Các tài xế phải xuống xe để kiểm xe lốp nào đang bị non hơi. Hệ thống này rất đơn giản, nên tín hiệu thường kém chính xác và trong trường hợp cả 4 bánh bị non hơi thì hệ thống cảm biến lúc này sẽ không thể phát hiện được.

Đến nay, cảm biến áp suất lốp đã được cải tiến hơn khi thiết kế 4 van cảm biến gắn vào 4 bánh xe. Chỉ cần 1 van bất kỳ gặp sự cố, thì thiết bị ngay lập tức cảnh báo và nhấp nháy tại nơi hiển thị. Khi đó, người tài xế sẽ nhận biết chính xác lốp nào đang bị lỗi và khắc phục kịp thời.

Hệ thống TPMS ngày nay có nhiều hình thức hiện đại khác nhau để phù hợp với đặc điểm của xe cũng như nhu cầu, sở thích của người sử dụng.

Một số hình thức hiển thị chính:

- Cảm biến áp suất lốp hiển thị lên bảng đồng hồ taplo

- Cảm biến áp suất lốp cổng chờ

- Cảm biến áp suất lốp hiển thị lên điện thoại

- Cảm biến áp suất lốp hiển thị lên màn hình DVD

- Cảm biến áp suất hiển thị lên màn hình rời đặt taplo

Trong đó, cảm biến áp suất lốp hiển thị lên bảng đồng hồ là loại cảm biến zin theo xe. Thiết bị dành cho những dòng xe Hàn, như: Hyundai, Kia, Nissan,… những dòng xe này đã được trang bị sẵn hệ thống TPMS nhưng lại bị ẩn tính năng này đi. Khi lắp đặt cảm biến áp suất lốp, kỹ thuật viên sẽ kích hoạt tính năng này của xe, cho thông số hiển thị ngay trên bảng điều khiển. Khiến cho xe hơi trở nên vừa thông minh, vừa đẹp mắt. Đây đang là xu hướng lắp đặt TPMS của các tài xế hiện nay.

Cảm biến áp suất theo xe là thiết bị cao cấp và đòi hỏi các nhà máy có tay nghề cao, cơ sở hạ tầng phát triển mới có thể sản xuất được. Với mong muốn khôi phục lại các tính năng nguyên bản của xe ô tô, Skyauto đã làm việc với các nhà máy để cùng nghiên cứu và phát triển cảm biến áp suất lốp hiện đại nhất.

Tại sao nên chọn cảm biến áp suất lốp Skyauto?

Skyauto đã đồng hàng cùng nhà máy đưa ra các giải pháp, các tiêu chuẩn đảm bảo cho việc an toàn và hiệu quả. Đồng thời, để đưa ra 1 sản phẩm chất lượng chúng tôi phải lựa chọn đầu vào rất nghiêm ngặt. Cùng với đó là những linh kiện chất lượng, những vật liệu thân thiện và tối ưu hóa công năng.

Với năng lực xử lý và các dịch vụ đi kèm chuyên nghiệp, Skyauto đã dần khẳng định là thương hiệu dẫn đầu trong ngành phụ kiện ô tô. Và là địa chỉ tin cậy với mọi khách hàng, mọi đối tác.

>>> Tham khảo:

- Vì sao nên lắp cảm biến áp suất lốp hiển thị trên taplo?

- Dòng xe Mitsubishi nên lắp cảm biến áp suất lốp loại nào?

Có thể thấy, cảm biến áp suất lốp thực sự là thiết bị cần thiết cho xe ô tô. Hãy chủ động bảo vệ an toàn cho mình, cho xe bằng cách trang bị ngay hệ thống TPMS cho xế yêu của mình. Để lắp đặt thiết bị phù hợp nhất với chiếc xe mà mình đang sở hữu, các bác tài hãy liên hệ ngay tới Skyauto để được tư vấn và lắp đặt. Skyauto cam kết cung cấp các sản phẩm chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu kỹ thuật, đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng.

Tags : cảm biến áp suất lốp cảm biến sáp suất lốp tpms
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN: