icon icon icon

Túi khí ô tô hoạt động như thế nào?

Đăng bởi Phụ kiện Xe hơi SkyAuto vào lúc 09/08/2021

Túi khí ô tô hoạt động như thế nào?

Túi khí ô tô là bộ phận được sinh ra nhằm mục đích làm giảm thiểu những chấn thương xảy ra do tai nạn nghiêm trọng. Đây là hệ thống an toàn cơ bản và cơ bản cần có trên bất kỳ chiếc xe hơi nào. Vậy túi khí hoạt động như thế nào? Hãy cùng chúng tôi làm rõ trong bài viết sau đây.

Lịch sử phát triển túi khí

Túi khí lần đầu tiên được ứng dụng và phát triển trên xe ô tô vào năm 1941 bởi một kỹ sư người Đức có tên là Walter Linderer và được cấp bằng sáng chế vào cuối năm 1953. Tuy nhiên, vào thời gian đó, do thời gian bơm không đủ nhanh để đạt được hiệu quả tốt nhất nên thiết bị này không được nhiều người trọng dụng.

Vài tháng sau đó, một phát minh tương tự của kỹ sư người Mỹ John W.Hetrick ra đời thì túi khí đã chính thức được chấp nhận tại quốc gia này.

Túi khí xe hơi được làm từ chất liệu là vải co giãn, đảm bảo khả năng thu gọn lại trong các vị trí cần thiết trên xe và thuận lợi bung ra khi cần thiết.

Túi khí ô tô hoạt động như thế nào?

Khi có sự cố va chạm mạnh được xảy ra, túi khí được bơm phồng và ngay lập tức bung ra chỉ trong vài giây để bảo vệ các bộ phận quan trọng trên cơ thể người.

Để làm tăng độ chính xác cho bộ phận bơm khí, người ta đã trang bị một hệ thống cảm biến có khả năng nhận biết các yếu tố cần thiết để bung ra. Cụ thể, khi xảy ra va chạm các bộ phận trên xe sẽ bị biến dạng và va đập vào nhau, lúc này cảm biến được trình sẽ ghi lại sự biến đổi này và đưa ra phản ứng đối với bộ phận bơm khí.

Chắc hẳn các tài xế đều cảm thấy quen thuộc với ký hiệu SRS trên xe nhưng không phải ai cũng hiểu hết ý nghĩa của nó. Đây là tên của thiết bị có chức năng chống va đập bổ sung. Bộ phận này sẽ kết hợp cùng dây an toàn để giảm thiểu chấn thương trên cơ thể người.

Khi xảy ra va chạm, dây an toàn sẽ hãm vận tốc theo quán tính của người ngồi trên xe, từ đó làm giảm tác động lên cơ thể. Còn túi khí SRS sẽ có tác dụng hạn chế khả năng va đập của vùng đầu với các vật thể khác trên xe. Đồng thời, hấp thụ 1 phần lực ảnh hưởng đến những người đang ngồi trên xe.

Từ quá trình xảy ra va chạm cho đến khi túi khí bung ra phải trải qua 3 giai đoạn như sau:

  • Hệ thống điều khiển chính (ACU) điều khiển cảm biến va chạm, tốc độ, gia tốc, áp lực phanh,... để nhận biết mức độ nghiêm trọng của tình huống. Khi con số này đạt đến giá trị giới hạn thì ngòi nổ trong bộ thổi sẽ được đánh lửa.
  • Ngòi nổ khi được kích hoạt sẽ sinh ra dòng điện từ 1A - 3A dưới 2 mili giây để đốt chất mồi lửa và hạt tạo khí trong thời gian rất ngắn.
  • Cuối cùng, túi khí được bơm căng để làm giảm tác động lực của người ngồi trên xe bằng cách thoát ra ở các lỗ xả phía sau.

Tuy nhiên, túi khí ô tô chỉ bung ra ở một số trường nhất định, chứ không phải cứ xảy ra va chạm là sẽ thoát ra ngoài. Mỗi loại túi khí lại được bố trí ở các vị trí khác nhau để đảm bảo an toàn cho người ngồi trên xe trong điều kiện an toàn nhất.

Một số trường hợp túi khí không được kích hoạt

Túi khí người lái và hành khách

Hệ thống SRS phía trước được thiết kế nhằm mục đích đáp ứng va đập nghiêm trọng phía trước. Tuy nhiên, thiết bị có thể không bung ra nếu mức độ va đập phía trước vượt quá giới hạn thiết kế. Chẳng hạn khi xe di chuyển với vận tốc khoảng 20 - 25km/h khi va đập trực diện với vật thể cố định, không biến dạng, thì túi khí sẽ không được kích hoạt. Ngoài ra, nếu mức độ va đập thấp hơn giới hạn, túi khí cũng sẽ không nổ.

Túi khí bên và túi khí phía trên

Thiết bị này sẽ hoạt động khi xe ô tô bị đâm mạnh ở bên sườn xe. Tuy nhiên, trường hợp bị va đập chéo, trực diện ở sườn xe nhưng không nằm trong khu vực khoang hành khách thì thiết bị sẽ không được kích hoạt.

Trên đây là những chia sẻ chi tiết cho những ai thắc mắc túi khí ô tô hoạt động như thế nào. Hy vọng những thông tin chia sẻ trên đây hữu ích với các tài xế lái xe.

Tags : cơ chế hoạt động của túi khí túi khí
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN: